Để tham gia giao dịch trên thị trường forex thì điều đầu tiên người chơi phải hiểu được những khái niệm cơ bản như: Pip là gì? Giá Bid và giá Ask là gì? và Spreads là gì? thì bạn mới có thể giao dịch được.
Lot trong Forex là gì?
Trên thị trường forex, Lot được định nghĩa là đơn vị đo khối lượng để giao dịch forex của nhiều cặp tiền tệ hay các loại hàng hóa của loại đơn vị tiền tệ hay hàng hóa đứng trước trong cặp đó. Thường thì 1 Lot với tiêu chuẩn được xác định là 100.000 (một trăm ngàn) đơn vị tiền tệ. Chẳng hạn như: Bạn mua 1 lot EUR/USD với tỷ giá 1.2638 đồng nghĩa với việc bạn đã mua 100.000 EUR bằng 126.380 USD. Hiện nay, ngoài đơn vị lot ra, thị trường forex còn được sử dụng với nhiều đơn vị khác nhau được con người phân ra từ lot là mini lot, micro lot và nano lot. Các đơn vị này được tương ứng lần lượt với 10.000, 1.000 và 100 đơn vị tiền tệ.
Người chơi lưu ý, cũng điều là khối lượng 100 ngàn đơn vị tiền tệ, nhưng tùy vào mỗi cặp tiền tệ mà có giá trị giao dịch khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn mua 1 lot USD/JPY với tỷ giá là 112.25 thì đồng nghĩa là bạn dùng 112.250.000 JPY để mua 100.000 USD. Nhưng trường hợp nếu bạn mua 1 lot EUR/USD với tỷ giá 1.2653 thì cũng đồng nghĩa là bạn đã dùng 126.530 USD để mua 100.000 EUR.
Lot có tầm quan trọng như thế nào?
Hình thành nên khái niệm và đơn vị Lot là với lý do trong thị trường ngoại hối, với tính chất đặc thù, nên sự biến động giá của một đơn vị tiền tệ là vô cùng nhỏ bé, và nếu chỉ đầu tư giao dịch với một số tiền nhỏ thì lợi nhuận cũng chẳng đáng là bao, bởi vậy nên nhiều tổ chức tài chính và các sàn ngoại hối thường cho phép các nhà đầu tư dùng đòn bẩy với mức cao, tương ứng với tỷ lệ vay mượn là khá lớn dẫn đến số tiền giao dịch lớn. Do đó, mà con người cần sử dụng đơn vị Lot cho tiện khi giao dịch.
Khái niệm Pip là gì?
Pip là được viết tắt của từ “Percentage in Point” nó dùng để chỉ điểm phần trăm. Thuộc đơn vị nhỏ nhất trong giá của một cặp tiền tệ hay hàng hóa…. Tỷ giá của một cặp tiền tệ điển hình thường có 4 số thập phân đằng sau.
Chẳng hạn như: tỷ giá của một cặp EUR/USD là 1.1749 thì chữ số “9” đứng sau cùng, hay chữ số thập phân đứng thứ tư gọi là pip. Nó hiển thị của sự thay đổi giá trị nhỏ nhất trong tỷ giá. Trường hợp tỷ giá EUR/USD được thay đổi từ 1.1749 sang thành 1.1755 thì ta cũng có thể hiểu rằng nó tăng 6 pips. Tuy nhiên đối với các cặp có đồng Yên Nhật (JPY) thì tỷ số của nó thường chỉ có 2 số thập phân đứng đằng sau. Ví dụ USD/JPY = 111.35 số 5 đứng sau cùng, hay chữ số thập phân thứ hai được gọi là đơn vị pip. Trên thị trường forex việc pip là chữ số thập phân thứ tư hay thứ hai đều là ở tính chất phổ biến. Thực tế còn có rất nhiều cặp tỷ giá đa dạng khác.
Hiện nay, với hệ thống công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng, theo đó thị trường ngoại hối cũng mang tính đa dạng và phong phú hơn. Cụ thể như nhiều sàn còn đưa ra đưa ra nhiều đơn vị nhỏ hơn pip. Là chữ số thập phân đứng thứ 5 ở các cặp điển hình như EUR/USD; là chữ số thập phân đứng thứ 3 đối với các cặp tiền tệ có JPY đứng sau…Như vậy, chúng ta cũng cần lưu ý, chữ số này không phải là pip mà chỉ là đơn vị thập phân đứng sau số pip. Việc chia nhỏ giá này nhằm tạo thêm tính chất linh hoạt và chuẩn xác. Nói tóm lại
Các bạn muốn hiểu sâu hơn về đơn vị pip là gì? bạn có thể quan sát vào hình ảnh minh họa ở bên dưới. Muốn có được hình ảnh này các bạn vào phần mềm MT4 của một sàn forex bất kỳ . Vào MT4 tiếp theo bạn nhấn vào nút Market Watch, lập tức sẽ hiện lên danh sách các cặp tỷ giá. Và sau đó các bạn vào màn hình ở khu vực có tính năng giao dịch có đồ thị. Lúc này nhấn chuột phải và vào Property rồi bạn nhấn vào “One Click Trading”. Nó lập tức sẽ hiện ra tỷ giá ở ngay góc trên bên trái của màn hình. Các bạn nhìn vào có thể xác định được hai chữ số lớn ở cuối đó chính là số pip thuộc hàng chục và pip thuộc hàng đơn vị. Còn số nhỏ đứng ở sau cùng chỉ là số người ta dùng để chia nhỏ pip ra nhằm tăng tính chuẩn xác và linh hoạt hơn. Như vậy, nếu các bạn có nhu cầu để xem số pip của các cặp tiền tệ hay hàng hóa nào trên thị trường, bạn chỉ cần mở MT4 vào khu vực tính năng giao dịch đồ thị của nó lên thì các bạn có thể dễ dàng nhận biết được.
Khái niệm giá Bid, giá Ask và Spreads
Giá Bid được xác định là giá mà bạn bán một cặp tiền tệ hay hàng hóa nào đó ở tại một thời điểm cụ thể. Tương tự, giá Ask là giá mà bạn mua cặp tiền tệ hay hàng hóa đó ở tại chính thời điểm cụ thể đó. Trên thị trường giá Bid bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng giá Ask. Còn Spreads nghĩa là giá trị chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid. Nói một cách dễ hiểu hơn, Spreads là mức phí mà bạn buộc phải trả cho nhà môi giới đang cung cấp dịch vụ giao dịch cho bạn. Các bạn có thể quan sát vào phần khoanh đỏ giá Bid và giá Ask ở hình minh họa để nhận thấy rõ hơn.
Ví dụ minh họa một cách cụ thể
Bạn sẽ dễ dàng hiểu được trong trường hợp cụ thể như, ví dụ khi bạn đến ngân hàng với mục đích là để mua và bán usd chẳng hạn. Khi bạn mua thì ngân hàng sẽ bán cho bạn với giá 23.300 VND/USD thì giá này được gọi là giá ask. Và trường hợp nếu bạn bán thì ngân hàng lúc này chỉ có thể mua của bạn với giá 22.200 VND/USD thì giá này được gọi là giá bid. Như vậy, Trong trường hợp này, Spreads = 100 đồng/1usd
Còn trong trường hợp cặp EUR/USD ở trên có tỷ giá Bid và Ask là 1.17494 và 1.17495. Là bạn cũng có thể hiểu được giá trị chênh lệch giữa giá bán và giá mua ở cùng một thời điểm cụ thể của cặp EUR/USD là 9.5 – 9.4 = 0.1 pips. Như vậy, spreads = 0.1 pips.
Thông thường, khi bạn giao dịch 1 lot EUR/USD, nghĩa là khối lượng 100.000 usd thì có mức chênh lệch là 0.1 pips tương ứng với 1$ đó bạn. Và đương nhiên, ngoài phí chênh 0.1 pip ra thì các sàn sẽ thu thêm với mức phí của bạn tầm 7$/lot nữa. Như vậy, thì chi phí giao dịch cho 1 lot tiền tệ sẽ ứng với mức từ khoảng từ 8 đến 15 $. Và mức chi phí này còn tùy từng cặp tiền tệ, tùy loại tài khoản, tùy thời điểm cụ thể và tùy từng broker.
Bạn đã sẵn sàng bắt đầu giao dịch chưa? Click đăng ký tài khoản giao dịch Forex sàn FxPro tại đây!